9 Sai lầm mà hầu hết sinh viên đều mắc phải - Trà Sữa Cafe
TIN MỚI NHẤT

9 Sai lầm mà hầu hết sinh viên đều mắc phải

Sau 1 quá trình là sinh viên và làm việc với sinh viên. Đúc kết 1 số những sai lầm của sinh viên thường mắc phải:

1. Nghĩ rằng mình còn trẻ, chưa cần phải lo về chuyện việc làm, cuộc sống, tiền bạc, chỉ cần lo học tốt là đủ rồi... 

Hệ quả: người ta có từ "cuộc sống" chứ không có từ nào là "cuộc học"... mục tiêu của chúng ta là sống chứ không phải là học, học là 1 trong số những việc cần làm để sống, và mục tiêu của nó là hoàn thiện kỹ năng sống, nên bản thân chữ học cũng có nghĩa rất rộng... Hậu quả là rất nhiều sinh viên ra trường thiếu kỹ năng sống. Nghiêm trọng hơn nói về khả năng này, thì thậm chí so với 1 em bé bán vé số thì nhiều sinh viên chúng ta còn thua xa.

2. Nghĩ mình còn nhỏ không có nhiều kinh nghiệm nên không cần gánh vác trách nhiệm gì cả.

Hệ quả: Coi chuyện bố mẹ chu cấp cho mình là trách nhiệm đương nhiên của bố mẹ và hằng tháng vẫn xòe tay ra nhận tiền mà chẳng có cảm giác gì cả. Hãy bắt đầu coi đó là những khoản nợ, bắt đầu bước ra đường và suy nghĩ về việc kiếm tiền nuôi sống bản thân và gởi ngược tiền về cho gia đình để trả.

3. Nghĩ rằng nhà trường và xã hội phải có trách nhiệm bảo vệ và giúp đỡ mình.

Báo chí và truyền thông thường giật tít sinh viên bị dụ dỗ, nông dân, công nhân bị dụ dỗ. Đối với người nông dân thì họ là thành phần trí thức thấp, riêng với sinh viên là thành phần trí thức cao trong xã hội, dùng từ "Dụ dỗ" là hạ thấp sinh viên. Nhưng nhiều bạn sinh viên vẫn chấp nhận cách gọi này tự cho mình xếp chung với thành phần trí thức thấp trong xã hội. Khi bị mất tiền, mất tình thì có tâm lý đổ lỗi. Hãy tìm hiểu kỹ càng mọi thứ ra quyết định và tự chịu trách nhiệm.
Hãy nhớ chẳng ai có trách nhiệm với cuộc đời bạn ngoài chính bạn. Họ có thể nghe bạn kể về khó khăn, hứa hẹn nhưng chẳng bao giờ làm gì cả. Đừng chờ đợi sự giúp đỡ, chỉ có bản thân mình mới tự giúp được mình.

4. Làm gì cũng hỏi ý kiến ba mẹ, thây cô không dám làm trái lời ba mẹ, thầy cô.

Tư tưởng này được tiêm từ thời phổ thông. Thực tế là: làm việc gì phải hỏi người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đó.

Nhiều bạn nhầm lẫn rằng hiếu thảo là phải luôn nghe theo lời ba mẹ. Thực tế hiếu thảo là khiến cho ba mẹ cảm thấy yên tâm về mình, chăm lo săn sóc được cho họ. Chừng nào bạn còn cho ba mẹ bạn cảm giác bạn là đứa con bé bỏng ầu ơ thì chừng đó họ còn mất ăn mất ngủ vì bạn.

5. Tự ti cho rằng mình thiếu kiến thức kinh nghiệm so với người khác.

Hậu quả của giáo dục phổ thông, quan niệm rằng con nít không nên can dự vào chuyện người lớn. Khi gặp những người lớn tuổi, có địa vị mình thường tỏ ra mất bình tĩnh lo lắng, và thường bị họ áp đặt. Thực tế: có nhiều thứ những người lớn tuổi không hề am hiểu hơn các bạn và họ có mặc cảm về sự tụt hậu. Hãy tự tin trình bày về quan điểm của mình về một vấn đề nào đó một cách lịch sự, khiêm tốn, người ta sẽ cảm thấy ấn tượng về bạn.

6. Luôn đòi hỏi một môi trường năng động chuyên nghiệp:

Hậu quả của những bài học lý thuyết về những môi trường lý tưởng chỉ có trên sách vở.

Thực tế là môi trường đó bạn rất khó tiếp cận vì bản thân các bạn chưa chuyên nghiệp. vì môi trường chuyên nghiệp chỉ cho phép bạn vào khi bạn đã là người giỏi. Còn nếu nhận thấy mình chưa giỏi hãy tập làm việc 1 cách chuyên nghiệp ở tất cả các môi trường.

7. Có quan niệm sai lầm về tiền bạc:

Hầu hết các tiêu chí hàng đầu của sinh viên khi đi kiếm việc là về môi trường năng động, có cơ hội học hỏi nâng cao kỹ năng, sau đó mới đến tiền.
Xét ở góc độ nhà tuyển dụng thì đây là cách để hạ thấp vị thế đàm phán của các bạn, vì việc trả lương thấp sẽ có lợi cho họ.

Xét ở góc độ sinh viên thì các bạn xây dựng cho mình một thói quen sai lầm là ngần ngại khi nói về chuyện tiền bạc. Và tệ hơn là nó hình thành 1 tâm lý thụ động chờ người khác mang cơ hội đến cho mình, hoặc để người khác được phép quyết định về quyền lợi của mình.

Ngay từ thời điểm này hãy tập định giá năng lực làm việc của mình, tập đặt câu hỏi: Mình có gì đặc biệt để người khác phải cần đến mình, và lợi ích mình sẽ mang lại cho họ như thế nào, như vậy mình xứng đáng nhận được gì?

Tập nói về "tiền" vì sau 3-5 năm ra trường bạn sẽ quên hết cái khái niệm về môi trường năng động, tập đoàn đa quốc gia. Cái môi trường tốt là môi trường mà ở đó bạn kiếm được nhiều tiền... Thật đấy!

8. Tâm lý tự cao: 

Trở nên bảo thủ, và cố chấp vì 1 số những thành công nho nhỏ... Đậu đại học, đạt được 1 số thành tích sinh viên 5 tốt, sinh viên giỏi, kiếm được vài chục triệu thấy mình ngon hơn mấy thằng bạn.

Lý do bạn có tâm lý này là bạn đang lấy mình ra so với bạn bè trong lớp, trong trường và nghĩ mình còn trẻ mà đạt được một vài thành tích nhỏ thì đắc ý..

Chừng nào mỗi tháng thu nhập của các bạn là 50-100tr thì hãy đắc ý. Nói đến đây nhiều bạn nghĩ rằng còn trẻ, còn lo học sao đạt được, đấy là vẫn còn mang nặng tâm lý "mình còn trẻ đời còn dài" đấy. Hãy đặt mình ngồi vào cái lớp lớn của xã hội, so sánh mình với mặt bằng chung, thì trong cái trường đời mình vẫn là 1 học sinh dưới trung bình, (ĐỪNG NGHĨ MÌNH CÒN TRẺ), biết được mình đang ở đâu và phấn đấu thật nhiều để cải thiện vị trí học tập trong cái lớp đó.

9. Tâm lý nóng vội:

Làm gì cũng mong muốn có kết quả tức thì mà không chịu đầu tư thời gian tâm sức. Khi kết quả không được như mong muốn thì chán nản thất vọng mà bỏ ngang rồi lại bắt đầu lại từ đầu.
Thành công là 1 quá trình nỗ lực và rèn luyện gian khổ, không có đường tắt. Muốn đi nhanh cách duy nhất là phải nỗ lực hơn người khác trong cùng 1 khoảng thời gian, và dành nhiều thời gian hơn cho việc rèn luyện, thay vì dành cho những việc không đâu."
*Nguồn : Sưu Tầm*

Share this:

Đăng nhận xét

 
VỀ MENU
Copyright © 2014 Trà Sữa Cafe. Designed by OddThemes