Để thoát khỏi sự nhạt nhẽo và trở thành người thú vị - Trà Sữa Cafe
TIN MỚI NHẤT

Để thoát khỏi sự nhạt nhẽo và trở thành người thú vị

Hãy tạm giả sử như bạn là kẻ nhàm chán đi! Có thể chưa ai nói bạn thế, nhưng thỉnh thoảng trong bạn lại quặn lên cái cảm giác cách mình nói chuyện hơi nhat nhẽo. Hoặc do đã có lần bị cười chê, bạn cảm thấy sự tồn tại của mình trên đời chỉ tốn oxy cho nhân loại.

Tạm giả sử như bạn là kẻ nhàm chán đi.

Có thể chưa nghe ai nói thế, nhưng thỉnh thoảng trong bạn lại quặn lên cái cảm giác cách mình nói chuyện hơi nhat nhẽo. Hoặc do sau nhiều lần bị cười chê, bạn cảm thấy nợ một lời xin lỗi vì làm tốn oxy nhân loại.

Bạn muốn trở thành người thú vị, hài hước, nhưng mắc kẹt trong giới hạn giao tiếp của chính bản thân mình.

Vậy lý do nào cản trở bạn thành người thú vị?

Thật ra, cũng chỉ do bạn hết.

Chướng ngại vật lớn nhất  là những tư duy tiêu cực bạn đã tự xây nên. Không những thiếu niềm tin vào chính mình, bạn lại còn quá khắt khe với bản thân. Nhưng tin mừng là vì lý do của sự nhàm chán bắt nguồn từ bạn, chính bạn có khả năng đảo ngược lại tình thế.

KHỞI NGUỒN CỦA SỰ NHÀM CHÁN

Nhàm chán không phải một biểu hiện của sự thiếu kỹ năng giao tiếp. Nó là một vấn đề trong tư duy của bạn.

Khi xưa vào cái thuở thò lò mũi xanh, cuộc sống của bạn không thiếu nhữn niềm vui. Bạn từng như một nhà thám hiểm tí hon, đam mê khám phá thế giới xung quanh.

Bạn tự làm mình bỏng tay do chạm vào lò. Nhưng nó cũng khiến bạn dừng nghịch lửa lại đâu.
Nhưng lớn lên dần làm quen với khái niệm mang tên “quy tắc xã hội” buộc bạn phải ứng xử theo những cách nhất định, trong những trường hợp nhất định. Hành vi sẽ mang lại hậu quả, và sự nghi ngại dần thay thế sự ngẫu hứng. Cuộc sống dần trở nên phức tạp hơn bạn nghĩ.

Cái thời răng còn chưa mọc hết, bạn cả ngày chỉ biết cởi truồng chạy long nhong giữa phố. Vô tư nhất thiên hạ.

Rồi đến tuổi đi học, bạn bỗng bắt đầu biết “yêu”. Đúng hơn chỉ nên gọi là “thích” con gái. Nhưng trước cảm xúc mới lạ này, bạn trở nên lúng túng, đành giật tóc cô bé mình cảm thấy dễ thương để gây sự chú ý, nhưng nó chỉ quay lại gắt bạn một câu rồi nhăn mặt tỏ vẻ cau có.

Trái tim non nớt của bạn tan vỡ lần đầu tiên. Và trong bạn bắt đầu hình thành một nỗi sợ bày tỏ cảm xúc.

Một vài lần gặp vấn đề với hậu quả từ hành vi của mình nữa khiến bạn không dám nắm bắt cơ hội nữa. Bạn bắt đầu đưa ra các quyết định dựa trên đánh giá của người khác về mình. Dần đồng ý với mọi ý kiến, tránh đụng chạm người khác, kiềm nén ham muốn của mình, và từ đó trở thành một gã trai tốt nhàm chán điển hình.

Đã có thời bạn hành động trước, suy nghĩ sau. Giờ thôi rồi. Bạn lo lắng về tất cả những hậu quả tiêu cực, đôi khi đến mức hoang đường, từ những hành động mình đưa ra và chỉ nỗi áp lực vô hình đó đã đủ khiến bạn chọn thu mình lại.

QUÁ TRÌNH NHÀM CHÁN

Trước những tình huống giao tiếp, đặc biệt với người lạ, người ta thường hay phân vân:
“Tôi không biết nên làm gì” – Rồi cân nhắc:

1. Liệu mình có NHẤT THIẾT phải nói gì, hay làm gì không?
Nếu không: Thôi, im đi cho lành.
Nếu có: Tới bước tiếp.

2.Mình nên làm gì?
Lựa chọn 1 – Làm gì sẽ tỏ ra lịch sự?
Lựa chọn 2 – Người bình thường sẽ làm gì đây?
Lựa chọn 3 – Làm điều gi sẽ dễ nhất nhỉ?

3. Chọn một trong 3 và làm.

Bạn đã làm theo cái quá trình này hàng trăm hàng ngàn lần. Bạn từ chối không cho con người thật của mình bộc lộ ra vì sợ những điều mình nói ra sẽ bị phán xét. Bạn dẫn đã tự biến mình thành một kẻ lịch sự nhưng vô cùng mờ nhạt trong mắt mọi người.

TẠI SAO NHÀM CHÁN LẠI KHIẾN BẠN THẤY TỆ ĐẾN VẬY

Quá trình nhàm chán là tuy đem lại cảm thấy an toàn chốc lát, nhưng khiến bạn tệ hại về sau.

Sống kiểu này công nhận sẽ chẳng ai sẽ ghét được bạn. Vì nếu không bộc lộ bản thân, sẽ có gì đâu để ác cảm nào. Nhưng họ cũng sẽ chẳng thích được bạn. Mà sẽ lờ đi, chẳng có chút ấn tượng gì hết.

Vấn đề ở đây là:

1. Luôn tỏ ra lịch sự sẽ khiến bạn không gắn kết được với người xung quanh.
2. Cố sống theo tiêu chuẩn “bình thường” của xã hội, bạn sẽ chỉ tỏ ra thầm thường, nhạt nhòa trong mắt đám đông.
3. Đưa ra lựa chọn an toàn là cách chôn vùi bản chất cá nhân.Thể hiện mình một cách tối thiểu. Như chọn cởi một chiếc tất ra sau khi thua một ván poker lột đồ. Nhạt nhẽo.

Để chiếm được tình cảm người khác, bạn phải dám trần trụi phô bày con người ra trước mắt họ – tất nhiên chỉ theo nghĩa bóng 😉

Đúng, phô bày luôn mang rủi ro nhiều người sẽ quay lưng đi khi nhận ra bản chất của bạn. Nhưng bù lại, bạn sẽ thu hút được vô số sự ủng hộ chân thành từ những người đồng cảm, hoặc ngưỡng mộ cái tính đấy.

Và đó là cảm giác tuyệt vời nhất thế gian, khi người ta yêu cái điên rồ của mình. Như thể bạn không phải giấu diếm những khuyết điểm của mình thêm một phút giây nào nữa. Bạn cảm thấy trọn vẹn. Tự tin. Thoải mái.

Còn nếu chọn sống nhàm chán, bạn sẽ luôn cảm thấy không ai “hiểu” mình. Lỗi không phải ở họ. Bạn đã bao giờ sống thật đâu?

CHUYỆN CON NGỰA MỘT SỪNG

Tưởng tượng ngày đầu tiên đại học. Bước vào giảng đường, bạn nhìn xung quanh, nhận thấy một sự căng thẳng trong căn phòng khi không ai biết tên ai hết.

Rồi tưởng tượng giáo sư của bạn hỏi rằng, liệu ai sẽ là người đầu tiên tình nguyện giới thiệu một chút về bản thân, để mọi người làm quen với nhau trước khi xếp nhóm làm việc.

Bạn phản ứng ra sao trong tình huống này? Tránh ánh mắt của thầy giáo để tránh bị gọi lên? Mong rằng ai đó khác nhận lời?

Hầu hết mọi người trong giảng đường sẽ cùng đi qua một cái quy trình nhàm chán.
Bắt đầu với:

“Tôi không biết nên làm gì”

“Liệu mình có NHẤT THIẾT phải nói gì, hay làm gì không?” – Không, ai đó khác sẽ tình nguyện. Im lặng cho lành.

Hoặc nếu đứng dậy, người ta cũng sẽ nói những điều nhạt nhẽo cho an toàn: “Sở thích của mình là .. uhm…. đọc sách?”

Nhưng không phải con Ngựa Một Sừng vì lý do nào đấy đã lạc vào giảng đường này.

Trước kia cũng đã từng nhút nhát và an toàn, cho đến một ngày cảm thấy quá bế tắc với cuộc sống của mình, nên Ngựa Một Sừng bắt đầu kệ mẹ cái việc người ngoài sẽ đánh giá mình ra sao và quyết tâm sẽ luôn nói ra những gì mình muốn.

Một khi bộc lộ chính bản thân, sẽ có những người ủng hộ điều anh ta nói, có nhiều người không, nhưng chẳng ai dám nói rằng Ngựa Một Sừng nhàm chán.

QUÁ TRÌNH THÚ VỊ

Vậy làm cách nào để chúng ta thể hiện bản thân một cách thú vị hơn trước mắt mọi người?
Trở lại thắc mắc đưa ra:

“Tôi không biết nên làm gì”

Nhưng lần này,
Lựa chọn 1 – Trải nghiệm mới nào bạn muốn có trong cuộc sống?
Lựa chọn 2 –Điều gì làm bạn vui?
Lựa chọn 3 – Điều gì đem lại cảm giác sợ hãi, nhưng bạn muốn vượt qua?

Chọn một cái rồi làm.

Ngựa Một Sừng cảm thấy run, khi nghĩ đến những gì mình sắp nói. Anh ta sợ, nhưng không muốn để nỗi sợ làm kim chỉ nam cho những quyết định mình đưa ra. Anh ta nuốt nước bọt, giơ tay lên giữa giảng đường gần 500 người và cất tiếng.

“Tôi còn 10 gram OG kush mới mua để nhà. Nếu trong số các bạn ai có hứng hút cần sau giờ học, đừng ngại đến kết bạn cùng tôi”

Giờ tất cả mọi người đều biết về sở thích của Ngựa Một Sừng. Thậm chí cảm thấy ngưỡng mộ sự can đảm dám chia sẻ một ý kiến không quá an toàn.

Vài người nghĩ rằng anh ta hơi điên, nhưng nó chỉ khiến đám đông bàn tán nhiều hơn khiến anh ta càng trở nên nổi tiếng.

Chỉ người duy nhất tỏ vẻ không hài lòng lắm, là vị giáo sư kinh tế của chúng ta.

NGỪNG NHÀM CHÁN

Thay đổi một thói quen lâu năm không dễ. Nó đòi hỏi bạn phải vượt qua chính mình. Cảm giác pha trộn giữa nỗi sợ, và sự thèm muốn khi bạn muốn nói, hoặc làm gì đấy. Đó chính chiếc đèn xanh chỉ đường dẫn bạn thoát khỏi sự nhạt nhẽo.

Ngựa Một Sừng không nhàm chán không phải vì cá tính có gì đặc biệt thú vị. Thực sự, rất nhiều người khác mang những sở thích, tư duy tương tự, nhưng anh ta là người duy nhất dám bộc lộ bản chất trước mọi người. Dám tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình thay vì ngồi yên.

Nó khiến con người anh ta trở nên thật”.

ÁP DỤNG

Tưởng tượng bạn bắt chuyện với cô gái dễ thương ngồi cạnh bên quầy bar. 7 PM tối thứ 3 không phải lúc thích hợp nhất để uống rượu, nhưng bạn đã có một ngày dài.

Câu chuyện diễn ra một cách thật tự nhiên. Hai người có nhiều điểm chung. Bắt sóng nhau cũng tốt nữa. Nói chuyện tuy chưa lâu nhưng cô ta đem lại một sự thân thuộc bạn từ lâu thiếu vắng, cho tới khi buông một lời chia sẻ: “Em thích mẫu đàn ông luôn đặt người yêu mình trên hết”.

Bỗng nhiên bạn đứng hình.

Là Winger lâu năm, bạn hiểu với đàn ông 2 điều quan trọng nhất là theo đuổi mục đích cuộc sống, và hoàn thiện bản thân minh.

Nhưng.

Nói ra suy nghĩ này bạn chắc chắn sẽ đặt khoảng cách giữa mình và nàng tri kỉ mới quen.

“Tôi không biết nên làm gì”

Phần lớn mọi số đông sẽ chọn quy trình nhàm chán. Ủng hộ đối phương. Hoặc ít nhất gật đầu cho qua. Nhưng không phải bạn sau đọc bài viết này.

Bạn sẽ áp dụng quá trình thú vị. Mặc dù mang cảm giác bất an trong lòng, nhưng bạn biết chắc chắn mình muốn nói gì với người con gái bên cạnh:

“Đàn ông nên coi trọng người mình yêu. Đồng ý. Nhưng trong cuộc sống anh vẫn ưu tiên một điều khác hơn”

Tò mò, lại thêm chút hụt hẫng khi quan điểm bản thân không được ủng hộ, cô ta hỏi:

-“Điều gì anh?”

- “Sự nghiệp. Theo đuổi đam mê của mình. Với anh trở thành một người vĩ đại quan trọng hơn tất cả trong cuộc sống.”

Rồi như bao người phụ nữ khác, cô ta sẽ nói một câu bạn đã nghe hàng nghìn lần:
“Em không cần một người đàn ông vĩ đại. Em chỉ cần một người là của riêng em thôi.”

Và bạn sẽ quay sang, nhoẻn miệng cười, biết rằng lời mình sắp nói sẽ chỉ làm người phụ nữ muốn mình hơn. Nhưng mục đích quan trọng hơn cả, bạn sẽ nói vậy bởi nó là điều nhà thám hiểu thò lò mũi xanh trong bạn sẽ muốn làm.

“Vậy nên anh sẽ chỉ muốn làm bạn với em thôi.”

Nguồn: Wingman

Share this:

Đăng nhận xét

 
VỀ MENU
Copyright © 2014 Trà Sữa Cafe. Designed by OddThemes