Các cách nói chuyện không nhạt nhẽo - Trà Sữa Cafe
TIN MỚI NHẤT

Các cách nói chuyện không nhạt nhẽo

Để có thể diễn đạt mọi thứ mọi cách trôi chảy xen lẫn hài hước bạn cần:

1. Xác định chủ đề trò chuyện

Xác định rõ đối tượng, bước tiếp theo bạn cần lên list cho mình những câu hỏi mà mình có thể hỏi khi trò chuyện với đối phương. Cũng như chuẩn bị sẵn các câu trả lời nhằm đề phòng trường hợp bạn bị hỏi lại.

Bạn có thể luyện tập bằng cách đứng trước gương và hỏi những câu hỏi bạn đã liệt kê với nhiều cách khác nhau, có thể là bằng cách nói chuyện hài hước, cách nói chuyện nghiêm túc chẳng hạn, cách làm này giúp bạn không bị ngượng ngịu khi nói chuyện cũng như diễn tả được hết sức biểu cảm của gương mặt.

Bạn nên lưu ý, trong những buổi báo cáo, hội thảo, thuyết trình bạn nên tránh những câu chuyện mang tính cà kê, dài dòng vì điều đó sẽ làm cho người nghe cảm thấy khó chịu, lãng phí thời giác. Túm lại là bạn cần biết rõ nội dung mình muốn truyền đạt là gì nhé.

2 Phát âm rõ ràng, sử dụng một giọng nói chuyên nghiệp

Đứng trước một vấn đề căng thẳng nào đó hoặc do thói quen sẽ có những lúc bạn nói chuyện nhanh hơn bình thường hoặc trả lời 1 cách lắp bắp. Và càng tệ hại hơn khi bạn nói chuyện giao tiếp với mọi người mà bạn nói chuyện luyến từ, nói nhanh, lầm bầm làm cho người khác không hiểu được bạn muốn nói gì. Bạn nên học cách nói chuyện chậm rãi và cách phát âm tốt.

Điều chỉnh lại giọng nói, tốc độ nói. Nếu cần, bạn có thể ngừng một chút trước khi đưa ra quan điểm nào đó.

3 Sử dụng ngôn từ có chọn lọc, dứt khoát, và nắm rõ ngữ pháp cú pháp

Bạn nghĩ cách nói chuyện hài hước là thi thoảng sử dụng những ngôn từ thô tục, hay tiếng lóng trong suốt buổi giao tiếp, đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Có thể khi bạn nói họ sẽ tủm tỉm cười, nhưng đó không phải là cách làm của một người chuyên nghiệp, đừng để người khác đánh giá bạn qua ngôn từ bạn giao tiếp với họ.

Ngoài ra khi giao tiếp bạn nên tránh những tiếng “ừm”, “à”, điều đó làm cho người nghe thấy khó chịu. Khi bạn nói một câu dài, nhiều thông tin cần thiết, cách tốt nhất là bạn nên ngắt ra thành nhiều mệnh đề ngắn, hoặc nếu cần bạn có thể thêm thắt những thành ngữ phổ biến để người nghe có thể dễ dàng tiếp thu hết những thông tin mà bạn truyền tải.

4. Xây dựng một vẻ ngoài hoàn hảo

Mắt luôn hướng về đối phương khi nói chuyện. Những phát thanh viên trên truyền hình như đang nói chuyện với chúng ta vì mắt họ hướng thẳng vào camera, và đôi mắt sẽ cho thấy sự thật và mức độ tin cậy của câu chuyện.

Phong thái nói chuyện cũng rất quan trọng, thái độ nghiêm túc rất quan trọng nhưng bạn cũng cần cho nó một chút sinh động, đừng có mà nói chuyện lúc nào cũng cứng đơ, và không được múa tay liên tục khi nói chuyện nhé. Điều cuối cùng là hãy luôn tự tin vào những điều mình nói.

5 phương pháp nói chuyện hay và ấn tượng

1. Mở to mắt khi nói chuyện

Khi nói chuyện với người khác, với đôi mắt quá sắc, bạn sẽ khiến đối phương bị áp lực. Như vậy câu hỏi “nên thể hiện khuôn mặt như thế nào khi nói chuyện!?” khiến chúng ta bối rối. Cách nói chuyện để lại ấn tượng tốt là cách nói khiến cho người nghe cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Điều quan trọng đầu tiên là bạn phải mở mắt thật to khi nói.

Khi mở mắt to, chúng ta có thể che đi độ sắc bén của đôi mắt, không khiến cho người nghe cảm thấy áp lực và đem lại cảm giác dễ chịu cho họ. Đây là động tác hết sức đơn giản nên các bạn thử thực hiện xem. Tuy nhiên, không nên ráng sức mở mắt quá to. Điều này khiến cho bạn mất đi vẻ tự nhiên.

2. Không cắt ngang câu chuyện

Khi đối phương đang nói chuyện một cách thoải mái và say sưa, tuyệt đối không sử dụng những câu nói, từ ngữ làm gián đoạn câu chuyện.

Đôi khi, một số người có xu hướng “đánh cắp chủ đề của đối phương”. Chúng ta không nên phạm vào điều này.

Khi đối phương đưa ra một chủ đề nào đó, thì câu chuyện đó sẽ nói về nhân vật của họ. Việc chúng ta nên làm là “phát triển chủ đề đó”, tăng phạm vi và mở rộng khiến cuộc nói chuyện thú vị hơn.
Ngoài ra, khi đối phương đã nói xong chủ đề đó rồi, chúng ta có thể quay lại và phát triển câu chuyện theo ý mình. Còn khi họ vẫn chưa kết thúc chủ đề đưa ra, tuyệt đối không được làm gián đoạn.

3. Thể hiện sự tán đồng với những điểm hứng thứ của câu chuyện

Trong giao tiếp giữa hai phía, biết cách nắm bắt thời gian chuyển đổi giữa vai trò “người nói”“người nghe” là cực kỳ quan trọng. Chúng ta không thể chỉ mãi giữ vai trò “người nói” hoặc chỉ “người nghe”. Điều trọng yếu nhất là cả hai phía cùng phát ngôn, cùng chia sẻ câu chuyện của mình, và cùng hiểu nhau.

Trong trường hợp đó, cho dù sở thích của bạn không hợp với đối phương, ta cũng nên đứng trên lập trường của họ để thể hiện sự hiểu biết và đồng cảm. Ví dụ khi đối phương phát ngôn “Bia A đúng là ngon số 1″ thì câu chuyện sẽ kết thúc nếu bạn trả lời “Vậy hả!! Tôi thì thích bia B cơ!”

Nếu là một người giỏi giao tiếp, anh ta sẽ trả lời lại rằng “ồ vậy ư! Tôi thì lúc nào cũng uống bia B. Nhưng mà riêng tối nay tôi sẽ uống thử bia A như thế nào”. Làm như vậy, câu chuyện sẽ không rẽ theo ý hướng cá nhân của riêng mình mà có sự giao tiếp đa chiều giữa hai phía, đồng thời nó thể hiện sự đồng cảm chia sẻ với đối phương.

Ngược lại, mặc dù thực sự thích bia B, nhưng cũng có người vờ rằng “Ồ đúng rồi. Tôi cũng thấy bia A đúng là số 1″. Khi làm như vậy, đúng là chúng ta không làm trái với sự hứng thú của đối phương, nhưng chúng ta lại bị cuốn theo ý hướng của họ, mất đi lập trường của bản thân nên không thể gọi là giao tiếp hai chiều.

Nói chuyện vừa theo lập trường của mình, vừa chú ý đến sự hứng thú của đối phương, cố gắng thu hẹp khoảng cách một cách nhỏ nhất.

4. Không làm cụt hứng

Ví dụ khi đi nhậu với một người cùng làm việc với mình. Có những người có thói quen “kể đi kể lại cùng một nội dung câu chuyện”.

Hoặc cho dù không say cũng nói đi nói lại nhiều lần. Đương nhiên những lúc như vậy, ta sẽ nghĩ trong đầu “lại bắt đầu rồi đây”. Nhưng những lúc như vậy chúng ta nên cho mọi người thấy năng lực giao tiếp của mình.

Có nghĩa là, cho dù nghe câu chuyện đó rất nhiều lần đây nữa, ta cũng thể hiện giống như mình mới nghe lần đầu. Tuyệt đối không được làm cụt hứng đối phương.

Tất nhiên, câu chuyện nhàm chán của đối phương không phải là do lỗi của bạn, nhưng thể hiện sự khó chịu ra bên ngoài khiến người ta sẽ nghĩ “nói chuyện với nó mất cả hứng”.

5. Phá vỡ không khí yên lặng bằng những câu hỏi dẫn dắt

Khi nói chuyện, có một vấn đề nào đó xảy ra và dẫn đến không khí yên lặng.  Sự yên lặng kéo dài sẽ làm cho không khí trở nên khó chịu. Chúng ta cần làm gì đó để phá vỡ sự yên lặng nhưng nếu không khéo léo có rất nhiều trường hợp làm tái diễn sự yên lặng và càng khó chịu hơn.

Nếu gặp phải trường hợp này, chúng ta khó có thể tạo được ấn tượng tốt trong mắt đối phương. Chính vì vậy, có những câu hỏi mang tính dẫn dắt để ứng phó trong những trường hợp này. Ví dụ khi nói chuyện về chủ đề “kinh tế trong thời gian gần đây”.

Đương nhiên cách nói trực tiếp vào chủ đề này cũng không kéo dài được bao lâu. Khi đó, thử đặt những câu hỏi như: “công ty anh dạo này thế nào rồi ạ!”

Điểm chú ý là đặt ra những câu hỏi mà chúng ta có thể dự đoán câu trả lời như: “à bên tôi cũng không khá khẩm mấy…!” có thể dự đoán nội dung câu trả lời của đối phương để từ đó mình có thể tiếp diễn câu chuyện.

Tiếp đến, câu chuyển không bị gián đoạn và chuyển hướng dần ra rộng hơn. Chẳng hạn “công ty đó làm ăn cũng khá lắm”…rồi từ đó trở lại chủ đề kinh tế gần đây. “Kinh tế đi xuống -> kinh tế tạm ổn”… câu chuyện diễn ra một cách rất tự nhiên.

“Cách thay đổi chủ đề” như vậy có hiệu quả phá tan bầu không khí yên lặng. Với phương pháp này, chúng sẽ tránh được việc dẫn đến yên lặng trong giao tiếp, từ đó sẽ tạo ấn tượng tốt hơn trong mắt đối phương. Họ sẽ nghĩ rằng “nói chuyện với người này thú vị ghê, mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà cũng không thấy chán.”

Khoahocthuvi.net

Share this:

Đăng nhận xét

 
VỀ MENU
Copyright © 2014 Trà Sữa Cafe. Designed by OddThemes